THIẾU NHI VUI KHỎE VÀ KỸ NĂNG SỐNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG NĂM HỌC 2023-2024

Lượt xem:

Đọc bài viết

chào mừng 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM ( 26/3/1931 – 26/3/2024) Liên đội và Đoàn TN trường tiểu học Ea Tiêu tổ chức chương trình ” Thiếu nhi vui khỏe” và kỹ năng sống ” Phòng chống bạo lực học đường” năm học 2023 -2024. Về tham dự chương trình có cô Lê Thị Mỹ Hà ( Hiệu trưởng), Cô Nguyễn Thị Song Toàn (PHT) , tất cả CBGV, NV và toàn thể các em học sinh trường Tiểu học Ea Tiêu.

Các em được khởi động để tạo niềm vui, niềm phấn khởi trước khi tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.

Cô Nguyễn Thị Thùy Bí thư Đoàn đọc diễn văn ngày thành lập Đoàn.

Kỹ năng sống ” Phòng chống bạo lực học đường”.

Tình trạng bạo lực học đường hiện nay có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Vấn nạn bạo lực học đường đã trở thành tinh tức gây nhức nhối của ngành giáo dục và toàn xã hội. Bạo lực học đường hiện nay đang trở thành điểm nóng đáng được quan tâm của nhiều phụ huynh, thầy cô và nhà trường, là nỗi trăn trở của toàn xã hội.

Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế giới ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau. Bạo lực học đường không chỉ sảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh.

* Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục:

– Tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa bộ môn dạy kỹ năng sống vào trong nhà trường.

– Tổ chức các hoạt động sân trường, hoàn động tình nguyeenjj mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân.

– Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực.

– Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đói với giáo viên và học sinh.

– Phối hợp với gia đình và cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn xã trong công cuộc phòng tránh bạo lực học đường.

* Đối với giáo viên

– Thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tham gia dạy kỹ năng sống.

– Có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dân đến bạo lực đối với học sinh trong lớp chủ nhiệm haowjc tham gia giảng dạy.

– Tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể trong giờ hoạt động sân trường hoặc trong tiết sinh hoạt, nhăm tăng tình cảm của các em học sinh trong cùng lớp, cùng trường.

– Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh.

– Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc của học sinh.

* Đối với gia đình:

– Bố mẹ cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái

– Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.

Các em được tham gia vào các hoạt động trò chơi.

Trò chơi ” Chuyền nhanh”

Trò chơi ” Nhảy bao bố”

Trò chơi ” Kéo co”

Sau các trò chơi học sinh được trải nghiệm và tham gia các trò chơi một cách thoải mái, tạo không khí vui tươi, phấn khởi.